Ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể?

Admin

Ngôi kể là gì? Có mấy ngôi kể? Tác dụng và cách xác định các ngôi kể. Giúp học sinh nắm được cách sử dụng các ngôi kể sao cho đúng ngữ cảnh.

Ngôi kể là gì?

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

Có mấy ngôi kể? Cách xác định các ngôi kể

Trong truyện có hai loại ngôi kể: Ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.

Hiểu rõ đặc điểm của ngôi kể giúp học sinh xác định được ngôi kể.

- Cách xác định ngôi kể thứ nhất: người kể xưng “tôi”, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

Ví dụ:

"Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một cái hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đương bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn.

Hai bền đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.

Việc của chúng tôi là ngồi đây: Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.

Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị thường ra đường vào lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt đêm. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không : Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh thì căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ... Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung".

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

- Cách xác định ngôi kể thứ ba: khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Ví dụ:

Hôm sau, đôi chim ấy lại đến. Nó can đảm đến gần Dũng, kêu lên những tiếng như van lơn. Thế là Dũng quyết định đến gần lồng chim, kiễng chân mở cửa lồng, đem chú chim đặt trên lòng bàn tay. Đôi chim bố mẹ chao liệng trên đầu Dũng, sung sướng gọi. Chú chim non bỡ ngỡ đứng dậy bằng đôi chân bé xíu… và hống nhiên bay vọt lên cao. Chim bố chim mẹ cùng đàn con đậu trên cành bưởi quay về phía Dũng cúi đầu như cảm rồi theo nhau bay vào rừng.

Tác dụng của ngôi kể

Ngôi kể thứ nhất: Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

Ngôi kể thứ ba: Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.

Bài tập xác định ngôi kể

Bài 1. Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đoạn 1

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

(Em bé thông minh)

Đoạn 2

Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.

(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kí)

a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

b) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?

c) Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?

đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?

e) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?

Bài 2. Xác định ngôi kể trong đoạn trích sau:

BÀN TAY CÔ GIÁO

Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.

Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.

- Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta - một em nói.

- Của một người nông dân- một em khác lên tiếng- bởi vì ông ta nuôi gà tây.

Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:

- Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.

Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là Lễ Tạ Ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

(Theo Hạt giống tâm hồn 1)